Danh từ trong ngữ pháp tiếng Thái

Sau khi học thuộc được bảng chữ cái,nắm được một vốn từ vựng nhất định, thuần thục về cách phát âm cũng như kĩ năng đọc của người học đã đạt đến mức cơ bản của thì việc tiếp theo người học cần phải làm đó là tiếp cận với kiến thức ngữ pháp tiếng Thái. và ngữ pháp không hề khó bởi nó có những nét tương đồng với tiếng Việt. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những đặc điểm riêng của tiếng Thái mà người học cần chú ý. Đặc biệt, việc nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ năng viết các đoạn văn dài, phức tạp cũng như những bài luận trong tương lai. Trong bài viết này Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về danh từ trong ngữ pháp tiếng Thái nhé. 

>>> Xem thêm: Học từ kép (phần 1)

Danh từ trong ngữ pháp tiếng Thái

Tìm hiểu ngữ pháp tiếng Thái  

Danh từ là gì trong ngữ pháp tiếng Thái 

Danh từ tiếng Thái được viết là  คำนาม /Kham nam/. Tương tự như các ngôn ngữ khác danh từ là từ chỉ con người, động vật, cây cối, đồ vật, nơi chốn, điều kiện, triệu chứng, tính cách. Hoặc chỉ những ranh từ riêng như tên động vật, tên dụng cụ, tên động vật, tên những tỉnh thành của Thái Lan. Với tính chất cơ bản của danh từ. Nên khi học ngữ pháp, danh sẽ là một trong những phần đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu. Nắm chắc được phân loại cũng như chức năng của danh từ sẽ giúp cho người học có nền tảng vững chắc cho việc hoàn thiện kĩ năng hình thành câu cũng như viết các loại văn bản phức tạp hơn sau này cũng như cải thiện khả năng hình thành câu trong kĩ năng nói. Từ đó thể hiện rõ trình độ tiếng Thái của người học.

Danh từ trong ngữ pháp tiếng Thái

Học ngữ pháp tiếng Thái 

Các loại danh từ trong tiếng Thái

  • Các loại danh từ trong tiếng Thái được chia thành 5 loại bao gồm: Danh từ chung ( สามานยนาม ), danh từ riêng ( วิสามานยานาม ), danh từ chỉ tập thể ( สมุหนาม ), danh từ chỉ số lượng ( ลักษณะนาม ), danh từ đi kèm ( อาการนาม ). Việc phân loại danh từ cũng quan trọng không kém. Do mỗi loại danh từ sẽ có chức năng sử dụng khác nhau và trật tự từ cũng khác nhau. Việc sử dụng sai hoặc không đúng trật tự từ có thể dẫn đến nghĩa của câu bị sai. 
  • Danh từ chung ( สามานยนาม ) dùng để chỉ đa số các danh từ không cụ thể như cá ปลา, bướm ผีเสึ้อ người คน, chó หมา, cây cối ต้นไม้, sách หนังสือ, bút ปากกา
  • Danh từ riêng ( วิสามานยานาม ) dùng để chỉ tên của người, động vật, nơi chốn ví dụ như tên của thành phố Bangkok là กรุงเทพมหานคร
  • Danh từ chỉ tập thể ( สมุหนาม ) dùng để chỉ 1 nhóm hoặc 1 tập thể ví dụ như công ty ( บริษัท ), người lao động ( พวกกรรมกร ) 
  • Danh từ chỉ số lượng ( ลักษณะนาม ) dùng để chỉ số lượng của danh từ. Cấu trúc sử dụng của danh từ chỉ số lượng là ( danh từ + số + danh từ chỉ số lượng ) ví dụ  บ้าน  ๑  หลัง ( 1 căn nhà ), โต๊ะ  ๕  ตัว ( 1 cái bàn ). Để sử dụng thành thục danh từ chỉ số lượng yêu cầu người học phải học thuộc các danh từ chỉ số lượng. 
  • Danh từ đi kèm ( อาการนาม ) các danh từ này dùng kèm với một động từ nhằm biến động từ thành một cụm danh từ ví dụ như ( การ ความ ) . Ví dụ sử dụng การกิน  (việc ăn), การเดิน (việc đi lại), ความรัก (tình yêu) 


Danh từ trong ngữ pháo tiếng Thái

Học danh từ trong ngữ pháp tiếng Thái  

Chức năng của danh từ trong tiếng Thái 

Chức năng của danh từ trong tiếng Thái cũng vô cùng đa dạng. Tùy vào vị trí, ngữ cảnh khác nhau mà chức năng của nó cũng khác nhau. Việc này đòi hỏi người học cần nắm chắc loại của danh từ từ đó có thể sử dụng được đúng với chức năng cũng như vị trí trong câu. Ngoài ra, việc sử dụng danh từ chính xác, đúng với vị trí trong câu đơn hoặc câu ghép thể hiện trình độ của người học cũng như khả năng thuần thục trong ngữ pháp tiếng Thái. Các chức năng bao gồm: 

  • Làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ: ตำรวจจับผู้ร้าย : cảnh sát bắt kẻ xấu 

  • Bổ sung nghĩa cho động từ trong câu 

Ví dụ: วารีอ่านยจดหมา  : Wari đọc lá thư 

  • Là phần mở rộng khiến cho câu trở nên chặt chẽ hơn 

Ví dụ: สมศรีเป็นข้าราชการครู : Somsri là một giáo viên chính phủ 

  • Dùng sau giới từ hoặc động từ để câu chỉ nơi chốn trở nên chính xác hơn

Ví dụ: นักเรียนไปโรงเรียน : Học sinh đi đến trường 

  • Dùng từ chỉ thời gian để câu trở nên rõ hơn 

Ví dụ: คุณพ่อจะไปเชียงใหม่วันเสาร์  : Bố sẽ đi Chiang Mai vào thứ bảy

  • Được dùng như biệt danh 

Ví dụ:  น้ำฝน  ช่วยหยิบปากกาให้ครูทีซิ: Trong câu này biệt danh của học sinh này là น้ำฝน nghĩa của câu này là em น้ำฝน hãy giúp thầy lấy chiếc bút 

Qua bài phân tích trên mong các bạn phần nào hiểu được hơn về ngữ pháp tiếng Thái. Đặc biệt là hiểu hơn về danh từ của tiếng Thái. Việc nắm chắc được các loại danh từ cũng như chức năng góp phần tự tin cho người học trong việc thực hành viết các câu đơn, câu ghép sau nay. Từ đó cải thiện kĩ năng hình thành câu, viết đoạn văn hay các bài luận sau này. Như các bạn đã thấy ngữ pháp tiếng Thái không hề khó. Với lòng kiên trì và tinh thần quyết tâm thì không gì là không thể cả. Nếu bạn có mong muốn nâng cao trình độ tiếng Thái hoặc đang tìm kiếm khóa học tiếng Thái. 

Hãy liên hệ với Phuong Nam Education theo hotline 1900 7060 để nhận được giải đáp thắc mắc du học Thái Lan. Phuong Nam Education luôn sẵn lòng cùng bạn trên con đường chinh phục tri thức. 

>>> Xem thêm: Học từ kép âm o, âm yo 

Tags: ngữ pháp tiếng Thái danh từ, danh từ là gì, các loại danh từ, Chức năng của danh từ, khóa học tiếng Thái, tiếng Thái cơ bản, tiếng Thái nâng cao.

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

https://zalo.me/2080037533114645779