Viện bảo tàng quốc gia Thái Lan Pranakhon

Mục lục bài viết

    Viện bảo tàng quốc gia Pranakhon (Tên tiếng Anh: Bangkok National Museum) là viện bảo tàng quốc gia đầu tiên của Thái Lan. Được vị vua thứ 4 của Vương triều Chakri xây dựng nên, đến nay viện bảo tàng quốc gia Pranakhon đã có bề dày lịch sử  132 năm hình thành nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến thăm Bangkok.

    Những di sản nghệ thuật đỉnh cao của đất nước Thái Lan đều được lưu giữ trong 12 căn phòng mới được sửa sang lại tại “Viện bảo tàng quốc gia Pranakhon” này. Với chiều dày lịch sử 236 năm trên danh nghĩa là Cung Bowonsathanmongkhon hay còn gọi là Tiền cung, hay 131 năm trên danh nghĩa là “Viện bảo tàng quốc gia Pranakhon” được phát triển nên từ Viện bảo tàng hoàng gia do Vị vua thứ 4 của vương triều Chakri thành lập nên, tại đây lưu giữ hơn 30 ngàn cổ vật và di sản quốc gia của Thái Lan. Trong suốt thời gian qua, các di sản vô giá này được trưng bày trong không gian khá là chật hẹp, chưa được thiết kế sáng, điều chỉnh nhiệt độ, sắp xếp theo nhóm hoặc theo lý lịch riêng của mình một cách tốt nhất. Đồng thời điều này cũng chưa thỏa mãn được sự hứng thú của du khách khi đi thăm quan nơi đây. Cho đến tháng 01/2018, ban quản lý viện bảo tàng đã thực hiện việc tu sửa toàn bộ hệ thống ánh sáng trong Cung Prawiman. Đây là lần tu sửa quy mô lớn trong lịch sử phát triển viện bảo tàng. Đồng thời ra mắt 4 phòng trưng bày hoàn toàn mới bao gồm Phòng Âm nhạc và kịch nghệ (Cung Thaksinnaphimuk), Phòng trưng bày Vũ khí (Cung Buraphaphimuk), Phòng Thuật kim loại (Cung Patchimmaphimuk) và Phòng trưng bày Phục trang (Cung Uttraphimuk). 

    Trong năm 2019, Viện bảo tàng quốc gia Pranakhon đã khai trương thêm 8 phòng trưng bày mới, 6 phòng thuộc nhóm Cung Phrawiman và 2 phòng thuộc Toà nhà Bảo tàng Pramat. Tính đến nay trong lịch sử 131 năm hình thành, bảo tàng có tổng cộng 12 phòng trưng bày hoàn toàn mới được đầu tư cả về hệ thống cảm ứng, tương tác, ứng dụng. Không những vậy, còn thiết kế một góc nhìn hoàn toàn mới, giúp du khách có thể chiêm ngưỡng các cổ vật ở cả 360 độ. Chủ yếu xoáy vào câu chuyện lịch sử liên kết mốc thời điểm cuối thời kỳ Ayutthaya đến thời kỳ Rattanakosin. Ở mỗi phòng sẽ có những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu và đỉnh cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn như sau: 

    Bục thiền tròn và Cánh cửa Pravihan Wat Suthat, Phòng đồ gỗ điêu khắc (Cửa ra vào cung) 

    Phòng đồ gỗ điêu khắc được so sánh như tác phẩm tiêu biểu mà bạn không thể bỏ lỡ. Chỉ cần đứng trước cửa thôi thì bạn đã có thể cảm nhận được sự vĩ đại của chiếc bục thiền tròn được chế tác từ gỗ cao đến tận trần nhà này.

    Hiện tại chiếc bục thiền tròn kiểu như thế này chỉ còn lại vài chiếc ở Thái Lan. Còn chiếc được trưng bày tại đây được chế tác từ cuối thời Ayutthaya. Sau đó đến triều đại thứ 7, chùa Khang Khao ở tỉnh Nonthaburi đã dâng nó lên cho nhà vua. Chiếc bục thiền tròn này không chỉ được điêu khắc vô cùng tinh xảo, mà còn được trang trí bằng gương và bổ sung thêm các chi tiết bằng tài nghệ đan của những người thợ Môn lành nghề. 

    Đặt ở phía sau Bục thiền tròn cũng là một tác phẩm đặc biệt khác là Cánh cửa Pravihan Wat Suthat vì hỏa hoạn mà bị cháy mất một bên cánh. Cánh cửa này được chế tác từ một khối gỗ cỡ lớn duy nhất. Sau đó đẽo thành những hình khác nhau nhìn không khác thật là mấy. Và đặc biệt là vị vua thứ 2 của vương triều Chakri đã đích thân góp sức vào việc điêu khắc cánh cửa này. 

    Bành voi làm từ ngà voi, Phòng trưng bày bành voi

    Căn phòng này sẽ trưng bày bành voi (hay còn gọi là bệ ngồi trên lưng voi), được chia thành bệ ngồi và bành voi có thiết kế khác nhau tùy vào cách sử dụng như Bành voi chiến đấu, bệ ngồi trong cung được thiết kế vòng cung như chiếc vương miện đội đầu. Nhưng tác phẩm đặc biệt nhất là Bành voi được làm ngà Bạch tượng do những người thợ thuộc vương quốc Lan Na cổ chế tác. Trên chiếc bành voi này có những hình tượng may mắn và những bông nhỏ vô cùng tinh xảo. 

    Bộ chén sứ Pra Aphai Mani, Phòng trưng bày đồ chén sứ hoàng gia

    Tại khu vực tầng dưới của Cung Santaphiman là nơi tổ chức trưng bày đồ chén sức hoàng gia. Những món cổ vật này có từ thời Ayutthaya và được đặt làm từ Trung Hoa. Đến thời Rattanakosin, người của hoàng cung đã sáng tạo ra các hoa văn bao gồm Theppanom (Thần linh chắp tay), Khodchasri (Tượng kỳ lân), Garuda (Kim sí điểu) sau đó gửi sang Trung Hoa để làm thành hoa văn đại diện cho vương triều. Trong đó, 5 tác phẩm kỳ lạ và còn sót lại là Bộ chén sứ của Tiền cung được vẽ các hoa văn thuộc các tác phẩm văn hóa Thái Lan. Còn bức ảnh mà các bạn đang nhìn thấy là Hoa văn từ tác phẩm Pra Aphai Mani mà các nghệ nhân còn sử dụng bộ chữ Thái cũ để viết. 

    Long sàn của Vua Pra Pin Klao Jao Yuu Hua (Vị vua thứ 2 của triều đại thứ 4), Phòng trưng bày các Long Sàn trong Tiền Cung 

    Mặc dù Bảo tàng quốc gia Pranakhon vốn thuộc Tiền cung cũ, nhưng lịch sử Tiền cung lại không được nhắc đến nhiều lắm. Trong lần tu sửa quy mô lớn này, Ban quản lý Bảo tàng đã dành ra một phòng để đặc biệt trưng bày Long Sàn vốn thuộc Tiền Cung. Các du khách phải đi lên cầu thang khá hẹp để đi lên tầng trên của Cung Wasantaphiman. Phòng này trước kia được dùng làm nơi trú ngụ vào mùa mưa của các vị quan thuộc Vụ Cung Bowornsathanmongkhol. Đồng thời có thời gian Vua Pinklao cũng đã từng ở tại nơi này. Vì vậy điểm đặc biệt của căn phòng này chính là Long Sàn mà Vua Pinklao từng ngự lại vào thời niên thiếu. 

    Long bào của nhà Vua, Phòng trưng bày Trang phục

    Bạn nào muốn được tận mắt chiêm ngưỡng Vải dệt bằng vàng được truyền lại từ cuối thời Ayutthaya thì không thể bỏ lỡ căn phòng này được. Tại đây, các cổ vật đều được bảo quản một cách kỹ cưỡng, và còn lưu giữ các chi tiết thêu dệt và in ấn một cách nguyên vẹn. Điểm đặc biệt của căn phòng này đó là Long bào của Vị vua thứ 5 thuộc Vương triều Chakri được dệt từ những sợi vàng thật mà bạn sẽ khó mà thấy được ở nơi khác. 

    Ngọc trai cổ, Phòng nghệ thuật trưng bày ngọc trai cổ 

    Vào trong căn phòng này bạn sẽ phải lóa mắt lên bởi những Bộ trang sức ngọc trai từ thời cổ xưa cho tới mới chế tác ở thời cận đại. Đây là minh chứng cho tay nghề bậc thầy của các Thợ chế tác ngọc trai của Thái Lan. Đặc biệt tại đây có một bộ trang sức mà thợ ngày nay không thể chế tác tới trình độ tinh xảo đó được là Bộ ngọc trai cổ của Soái đô đốc Paribatra Sukhumbhand (Một vị sĩ quan và tướng quân đội Thái Lan có ảnh hưởng lớn trong những năm đầu thế kỷ 20). 

    Thanh quạt lớn của Hoàng tử Narisara Nuwattiwong, Phòng trưng bày đồ đạc trong Phật giáo 

    Nền nghệ thuật và những người thợ Thái Lan cổ xưa đều làm việc trên tinh thần phục vụ Phật Giáo. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật mà các người thợ luôn cố gắng hết sức mình để tạo ra những tác phẩm để đời nhất. Tại căn phòng trưng bày đồ Phật giáo này bao gồm Quạt lá cọ, Thanh quạt lớn… Đây đều là đỉnh cao nghệ thuật với sự kết hợp của quốc hồn quốc túy của văn hóa Thái Lan ở trong đó bao gồm nghệ thuật thêu thùa, điêu khắc, đính ngọc trai, đẽo mộc và họa tác. Trong đó đặc biệt là Thanh quạt lớn được thiết kế bởi Hoàng tử Narisara Nuwattiwong, con trai của Vua Pinklao. Vào thời kỳ đó Hoàng tử Narisara được xem là một nghệ nhân rất tân thời. Ngài chính là người đã biến đổi cách làm Quạt lớn không còn chỉ có hoa văn Thái Lan mà còn thể hiện được cá tính và tinh thần của người chế tác, kèm theo các câu chuyện thú vị khác được thể hiện trên Quạt. 

    Hình nhân hoàng gia, Phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật giải trí 

    Căn phòng này trưng bày các tác phẩm nghệ thuật cao quý trong hoàng cung, bao gồm cả nhạc cụ, đầu Khon, hình nhân Tiền cung, tấm da Pranakhon Wai, rối truyền thống. Và một tác phẩm nữa khó để chiêm ngưỡng ở nơi khác đó là Hình nhân hoàng gia được bảo quản bởi Giáo sư Chakkaphan Posayakrit. Tác phẩm tiêu biểu của ông đó là hình nhân hoàng gia Prayaraknoi, Prayarakyai được phỏng đoán do chính Vị vua triều đại thứ 2 chế tác ra. 

    Mô hình bè thả nước, Phòng trưng bày các tác phẩm làm từ kim loại 

    Các bạn có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm dát vàng, đồ cổ, đồ mạ bạc, đồ mạ vàng, đồ khảm men huyền, đồ đánh bóng tại căn phòng này. Nhưng tác phẩm tiêu biểu thật sự chính là Mô hình bè thả nước của Vị hoàng tử đầu tiên của Thái Lan Maha Vajirunhis. Ngài đã tạo ra Mô hình chiếc bè này từ Chiếc bè thật bằng kim loại vô cùng tinh xảo lại vô cùng mềm mại, sống động. 

    Bộ binh pháp “Năm đội binh của Vua Naresuan”, và các vũ khí cổ xưa 

    Căn phòng này trưng bày các tác phẩm nghệ thuật về vũ khí. Mặc dù là vũ khí nhưng lại được chế tác tinh xảo không kém các loại đồ dùng khác. Ngoài những chiếc áo giáp thật mà lính Xiêm khi xưa mặc để chiến đấu, còn có bộ binh pháp “Năm đội binh của Vua Naresuan”. Trong đó có cả sách thật và sách điện tử mà du khách có thể tương tác lật xem tùy ý, cùng với hình ảnh mô phỏng cách bài binh bố trận trong bộ binh pháp này. 

    Tủ sách Pradhama, phòng lịch sử & khảo cổ học, Nghệ thuật Ayutthaya 

    Giờ thì chúng ta hãy di chuyển sang Tòa nhà Bảo tàng Praphat và tham quan căn phòng Lịch sử và khảo cổ học, nghệ thuật Ayutthaya. Nơi đây trưng bày những tác phẩm tiêu biểu từ thời Ayutthaya được chế tác bởi những thế hệ người thợ lành nghề tích lũy kinh nghiệm trong suốt 417 năm. Cổ vật có số lượng nhiều nhất trong phòng này là Tủ sách Pradhama. Mỗi chiếc tủ đều được tạo thành từ kỹ thuật và hoa văn hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nào chưa từng nhìn thấy cảnh người Tây canh giữ tủ sách Pradhama thì đừng quên đến đây chiêm ngưỡng nhé. 

    Ghế xếp thuộc Triều đại thứ 1 của vương triều Chakri, Phòng lịch sử & khảo cổ học, Nghệ thuật đời đầu Rattanakosin

    Ngay cả người Thái còn không biết rằng sầu riêng tỉnh Thonburi nổi tiếng trước cả sầu riêng Nonthaburi. Không những vậy, người Thái còn không biết rằng ghế xếp ngày nay có thiết kế giống với Chiếc ghế xếp mà Nhà vua của triều đại thứ 1 của vương triều Chakri đã dùng để ngồi khi nghiên cứu về chiến tranh. Bảo tàng quốc gia Phranakhon đã lưu giữ một cách rất kỹ lưỡng. Không những vậy, du khách còn được chiêm ngưỡng 4 biểu tượng đại diện cho 4 Vụ chính có nhiệm vụ điều hành đất nước bao gồm Vụ Wiang (Bộ nội thị coi sóc toàn bộ công việc và đời sống của người dân trong Vương quốc, trừng trị kẻ xấu), Vụ Wang (Coi sóc hoàng cung và phục vụ nhà Vua), Vụ Khlang (Giao lưu mua bán với ngoại quốc, thu thuế và quản lý doanh thu của Vương quốc), Vụ Naa (Coi sóc việc làm ăn buôn bán của người dân và tích trữ lương thực phòng thời kỳ chiến tranh). 

    Thông tin đáng chú ý: 
    - Bảo tàng quốc gia Thái Lan nằm ở đường Naa Phrathat, Bangkok
    - Thời gian mở cửa: 09h00 – 16h00 thứ 4 – Chủ Nhật hằng tuần 

    TIN LIÊN QUAN

    Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái
    03 THÁNG 11 Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái

    Pad Thái là một món ăn vô cùng hấp dẫn và gần gũi đối với các tín đồ du lịch.

    Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết
    03 THÁNG 11 Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết

    Bánh Khanom Thái là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Thái Lan

    Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan
    03 THÁNG 11 Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan

    Hãy đọc ngay bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu tất tần tật về lễ hội té nước Thái Lan và những nghi lễ trong ngày...

    Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan
    03 THÁNG 11 Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Tìm hiểu các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    https://zalo.me/2080037533114645779