Lịch sử Thái Lan qua các thời kỳ
Thành lập vương quốc Sukhothai
Trước khi thành lập Vương quốc Sukhothai, đã có nhà cửa của người Thái được xây dựng và phát triển ở khu vực đồng bằng ven sông màu mỡ, trù phú là Hariphunchai, Xaluang Xongkhwae, Sisajanalai Sukhothai, Lopburi, Nakorn Srithammarat. Sự hình thành của vương quốc Sukhothai vào thế kỷ thứ 18 (Phật lịch), do hội tụ đầy đủ yếu tố bao gồm điều kiện địa lý, vị trí địa lý, có thể kiểm soát con đường thương mại và giao thông vận tải giữa các thành trì với nhau, và điều kiện xã hội chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Khmer cổ từng vĩ đại và đã sụp đổ, và cả mối quan hệ họ hàng của các bậc đế vương của Thái Lan đã đồng tâm hiệp lực để tạo nên sự vững mạnh của vương quốc Thái Lan.
Bia tưởng niệm tại chùa Srichum đã thuật lại câu chuyện hình thành vương quốc Sukhothai rằng sau khi Vua Pho Khun Sri Nao Nam Thun băng hà, tướng Khom Samat Khlon Lamphong đã mang theo quân chiếm lấy thành Sukhothai Srisatchanalai. Hai vị lãnh đạo của Thái Lan là Pho Khun Pha Mueng và Pho Khun Bang Klang Hao đã tập hợp người Thái lại để đuổi người Khom ra khỏi đất của mình. Pho Khun Bang Klang Hao chính thức trở thành Pho Khun Sri Inthrathit, là vị vua đầu tiên của vương triều Phraruang. Vương triều Phraruang kéo dài qua 9 đời Vua.
Pho Khun Pha Mueng
Pho Khun Sri Inthrathit
Các thành trì ở lưu vực sông Ping, Yom và Naan được phát triển lên từ khu vực giao thương cổ giữa các thành trì ở lưu vực sông Mekong, sông Naan và sông Jao Phraya, kéo dài về phía Tây đến tận bờ biển Andaman, phía Nam đến vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Nakhon Srithammarat. Biên giới của vương quốc Sukhothai ngày càng được mở rộng ra vào đầu thế kỷ thứ 19 (Phật lịch) theo tên các thành trì được xuất hiện trên bia tưởng niệm Pho Khun Ram Kham Haeng. Điểm đáng nghiên cứu đó là cách quy hoạch thành trì vô cùng thông minh. Thành Sukhothai có dấu vết của các con rãnh, luống đất và tường thành. Có đường dẫn nước từ núi cao xuống đi ngang qua thành, chảy xuống sông Yom. Có những hồ nhân tạo để trữ nước, đập ngăn nước (tiếng anh: Saritphong dam) dùng để trữ nước dự phòng vào mùa khô.
Saritphong dam
Nội dung trên bia tưởng niệm số 1 còn thể hiện khu vực sinh sống, khu vực chợ mua bán, đồng ruộng, và trung tâm tôn giáo bao gồm các chùa chiền lớn nhỏ, tòa tháp - đền thờ và vô số các tượng Phật. Vì vua Pho Khun Ram Kham Haeng của Sukhothai vô cùng sùng bái Đạo Phật nên đã ra lệnh cho tất cả các ngôi chùa lớn nhỏ của cả 2 phái thiền lâm và thiền tại gia xây dựng các di tích Phật giáo để thờ cúng, trồng cây bồ đề. Đồng thời mời các nhà sư đức độ về truyền dạy kinh Phật. Theo như nội dung ghi lại như sau:
Ở giữa thành Sukhothai này
Có tu viện có tượng Phật bằng vàng
Có tượng Phật Pra Attharot (Tượng Phật tiêu biểu cho thời kỳ Sukhothai)
Có tượng Phật khổng lồ
Có tượng Phật nhỏ
Có tu viện lớn
Có tu viện nhỏ
Tượng Phật Pra Attharot
Những bằng chứng này còn thể hiện được sự vĩ đại, rộng rãi, đẹp đẽ của kinh thành Sukhothai, bao gồm cả nghề nghiệp và việc làm ăn kiếm sống của người dân ở thời kỳ Sukhothai. Theo như ghi chép trong sử sách rằng:
Thành Sukhothai này thật là tốt
Không thu thuế của người dân
Người dân dắt bò đi buôn, cưỡi ngựa đi bán
Ai muốn buôn voi thì buôn
Ai muốn buôn ngựa thì buôn
Ai muốn buôn tiền buôn bạc thì buôn
Ở ngoài thành phía bắc của thành Sukhothai và ở thành Srisatchanalai còn là làng thủ công mỹ nghệ sản xuất đồ chén bát. Đây là hàng hóa quan trọng giúp người dân kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vương quốc Sukhothai không còn quyền lực chính trị, bị sát nhập vào thành Sri Ayutthaya là vương quốc mới của người Thái ở khu vực đồng bằng sông Jao Phraya. Nhưng di sản văn minh vẫn cắm rể sâu trong xã hội Thái Lan trong suốt hơn 700 năm qua.
Thành lập thành Sri Ayutthaya
Trong sách lịch sử của Thái Lan qua các thời kỳ ghi chép thời xa xưa và cả các tài liệu của người nước ngoài đều nhắc đến việc sắc phong thành Sri Ayutthaya làm kinh đô của Thái Lan rằng nhà vua Ramathibodi I hay Phra Jao Uthong đã xây dựng nên thành Sri Ayutthaya ở khu vực Nong Sano vào năm 1350.
Vua Ramathibodi I hay Phra Jao Uthong
Xuất thân của nhà vua Phra Jao Uthong, người sáng lập và là vị vua đầu tiên của vương quốc Ayutthaya không được ghi chép rõ ràng. Chỉ có truyền thuyết và chuyện kể truyền miệng như chuyện về căn bệnh "Thao Seen Pom" (chân tay đầy mụn cóc). Một vị vua có tước hiệu là Phra Jao Sirichay Chiang Saen, người có một vị hoàng tử là người có phúc nằm nôi vàng nên được đặt tên là Jao Uthong (Thong: vàng). Chính là vị vua đã xây dựng thành mới ở xã Nong Sano. Khi đăng quang lấy hiệu là Somdet Phra Ramathibodi. Sách sử miền Bắc và sách sử Yonok, sách sử về thành Ayutthaya kể về xuất thân của Phra Jao Uthong không giống nhau. Ngay cả hoàng tử Damrong Rachanuphab còn đưa ra suy đoán rằng Phra Jao Uthong cai quản thành Uthong từ trước đó.
Hoàng tử Damrong Rachanuphab
Sau đó xảy ra nạn dịch tả lây lan nên đã di tản người dân đi xây thành mới Sri Ayutthaya. Nhưng việc đào bới các di tích cổ ở thành Uthong lại cho thấy nơi đây hoang vắng trong suốt hơn 200 năm trước khi thành Sri Ayutthaya ra đời. Nên lời suy đoán này là không thể nào. Nếu xem xét từ vị trí địa lý của thành Sri Ayutthaya thì phát hiện ra rằng có sông Pasak, sông Lopburi và sông Jao Phraya bao quanh. Đây là điều kiện địa lý thuận lợi cho cả việc trồng trọt, giao thông vận chuyển, việc buôn bán và cả vấn đề an ninh, phòng chống sự xâm lấn của kẻ thù. Kết hợp với bằng chứng thể hiện rõ ràng rằng ở khu vực xây dựng thành Sri Ayutthaya trước đó vốn đã là khu dân cư đông đúc. Ngày nay vẫn còn tồn tại những ngôi chùa cổ từ trước thời Ayutthaya như chùa Maheyong, chùa Panachoen có tượng Phật lớn bên trong. Trong sách sử ghi chép rằng những ngôi chùa này được xây dựng trước thời Ayutthaya 26 năm. Vị trí của Ayutthaya còn nằm giữa nền văn minh thế giới cổ đại là Ấn Độ và Trung Quốc. Không những vậy còn chịu ảnh hưởng về văn hóa từ vương quốc cổ đã từng phát triển thịnh vượng ở khu vực này từ trước đó là Thawarawadee và Khmer kết hợp lại trở thành bản sắc của riêng mình trong lĩnh vực cai trị, luật pháp, nghệ thuật và phong tục tập quán. Và cả việc Ayutthaya sát nhập 2 thành trì phát triển nhất và giàu có về mặt kinh tế là Lopburi và Suphanburi vào vương quốc Ayutthaya.
Nền văn minh Thawarawadee
Các yếu tố về địa lý và xã hội nói trên tạo điều kiện cho vương quốc Ayutthaya phát triển thịnh vượng kéo dài trong suốt 417 năm, có đến 33 vị vua nối tiếp nhau cai trị. Lãnh thổ được mở rộng ra không ngừng. Về phía ông thì cai trị vương quốc Khmer. Về phía Bắc thì cai trị vương quốc Sukhothai và vươn rộng quyền lực ra vương quốc Lanna. Về phía Tây thì có được thành phổ cảng là Thawai, Marit và Tanaosri. Và về phía Nam thì có quyền lực đứng trên thành Nakorn Srithammarat và thành phố cảng ở mũi Malayu. Vương quốc Ayutthaya có sự ổn định, là trung tâm chính trị và hành chính và là trung tâm giao thương giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thành Ayutthaya là kinh đô vĩ đại của người Thái trong thế kỷ phật lịch thứ 19 và kéo dài trong suốt 4 thế kỷ. Nền văn hóa và sự thịnh vượng của Ayutthaya vẫn tiếp tục được truyền lại đến thời kỳ Thonburi và Rattanakosin cho đến tận ngày nay.
Đảo Rattanakosin
Vương triều Chakri
Bản đồ mà người Tây vẽ lại diễn tả con đường từ thượng lưu đến thành Sri Ayutthaya cho thấy sự uốn khúc của dòng sông Jao Phraya, có các con kênh nối và kênh tắt mà các vị Vua của thời đại trước ra lệnh đào để giúp tiết kiệm thời gian và thuận lợi cho giao thông vận chuyển trong suốt hàng trăm năm. Đặc biệt là con kênh tắt ở Bangkok được đào vào thời vua Chairachathirat vào năm 1542 mang lại sự đổi thay và thịnh vượng cho khu vực này cho đến tận ngày nay. Trước khi đào kênh tắt, kênh Jao Phraya chảy vào kênh Bangkok Noi, đi qua Taling Chan, Bang Ramat, chảy ra ở kênh Bangkok Yai. Nếu chèo thuyền thì mất cả ngày từ sáng đến chiều. Nhưng sau khi đào kênh tắt thì chỉ mất thời gian nấu chín nồi cơm mà thôi. Theo đó, dòng nước chảy ngang qua kênh tắt ngày một mạnh hơn, hình thành nên dòng sông Jao Phraya. Dòng nước cũ trở thành con kênh giúp cho xã Bangkok phát triển thành trung tâm thương mại của thành Sri Ayutthaya mang tên là Chonburi Sri Mahasamut. Nhưng mọi người vẫn quen gọi là thành Bangkok hay Bangkok.
Taksin đại đế
Sau khi Taksin đại đế chọn nơi này làm nơi đóng đô, thành Thonburi trở thành nơi có sông chảy ngang qua. Vì có mương rãnh như bức tường thành ở phía Tây và phía Đông của sông Jao Phraya. Sau đó Vua Rama I (Tước hiệu: Phrabat Somdet Phra Buddha Yotfa Chulakok) phong thành Rattanakosin làm kinh đô và dời đô về bờ Đông. Vì bờ Đông có địa thế tốt hơn, có thể mở rộng lãnh thổ ra nhiều hơn. Ngài ra lệnh đào con mương mới, song song với con mương cũ. Đặt tên là Kênh quanh thành, là con kênh nối giữa con kênh cũ và 2 con kênh xung quanh thành gọi là kênh Lood. Đào con kênh lớn nằm ở phía trên chùa Srakae hay chùa Sraket, tách ra khỏi kênh quanh thành đổ ra sông Jao Phraya gọi là kênh Mahanaak. Đào đất xây tường thành kinh đô dọc theo các con kênh quanh thành, có 14 pháo đài súng xung quanh kinh đô đi từ Bắc xuống Nam.
Bên trong kinh thành, nhà vua ra lệnh xây hoàng cung, tiền cung, hậu cung, cung Jaonai xen kẽn lẫn nhau để bảo vệ kinh thành. Xung quanh kinh thành là nơi ăn chốn ở của người dân, khu vực chợ giao thương. Kinh thành sau khi xây xong được đặt tên là Krungthep Mahanakorn Bowonrattanakosin. Vào thời vua Rama IV ra lệnh đổi tên thành Krungthep Mahanakorn Amornrattanakosin nhưng người dân vẫn quen gọi là Bankgok. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập thành Rattanakosin vào năm 1982, đã thành lập ban dự án Rattanakosin để giữ gìn các di tích cổ, nghệ thuật - văn hóa, quản lý việc xây dựng và sử dụng đất đai, chú trọng vào khu vực lãnh thổ nằm trong con kênh thành cũ gọi là đảo Rattanakosin.
Hoàng cung Thái Lan ngày nay
Đến ngày nay thành Rattanakosin đã phát triển thành thủ đô lớn sánh ngang với các thủ đô khác trên thế giới. Đó là nhờ tầm nhìn xa trông rộng của Vua Rama I và các vị vua thuộc vương triều Chakri đã chọn địa thế đặt kinh đô, giữ gìn và phát triển đất nước theo hướng vô cùng hợp lý.
TIN LIÊN QUAN
Pad Thái là một món ăn vô cùng hấp dẫn và gần gũi đối với các tín đồ du lịch.
Bánh Khanom Thái là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Thái Lan
Hãy đọc ngay bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu tất tần tật về lễ hội té nước Thái Lan và những nghi lễ trong ngày...
Tìm hiểu các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan
TIN NỔI BẬT
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp