Lịch sử ngày tết Songkran của Thái Lan

Mục lục bài viết

    Ngày Tết Songkran là phong tục truyền thống của các nước gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, một số dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam, tỉnh Vân An của Trung Quốc, Srilanka và một số quốc gia nằm ở phía Đông của Ấn Độ. Nhiều người đặt giả thiết rằng phong tục Tết Songkran bắt nguồn từ lễ hội Holi của Ấn Độ. Chỉ khác ở chỗ lễ hội Holi dùng màu để tạt vào nhau và được tổ chức vào ngày 16 Âm lịch tháng 4 âm, trùng với tháng 3 Dương lịch. 

    Songkran là từ bắt nguồn từ tiếng Sankrit có nghĩa là sự dịch chuyển, tương ứng với sự dịch chuyển vị trí của các cung hoàng đạo hoặc sự chuyển giao vào thời khắc năm mới theo quan niệm của người Thái và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Phong tục Songkran được giữ gìn và lưu truyền từ thời xa xưa cùng với phong tục ngày Tết đầu năm (Tarut), nên thường được gộp chung lại gọi thành Phong tục Tết Songkran, có nghĩa là Chào năm cũ Đón năm mới. Vốn dĩ từ xa xưa, ngày tổ chức được dựa vào sự tính toán theo Thiên văn học. Nhưng ngày nay thì đã được quy định rõ ràng là từ ngày 13-15 tháng 04 hằng năm. 

    Nguồn gốc ngày Songkran 

    Trước kia, Songkran là nghi lễ được tổ chức trong gia đình hoặc trong một làng giữa bà con láng giềng với nhau, nhưng hiện tại đã được phát triển thành lễ hội toàn quốc với quy mô rộng lớn hơn và có xu hướng thay đổi theo suy nghĩ và quan niệm của từng thời đại. Trước kia, lễ Songkran sử dụng nước làm biểu tượng chính, nhằm tương phản với mùa hè. Đây là khoảng thời gian mà mặt trời dịch chuyển vào cung Bạch Dương, nên vào ngày này người dân sẽ tạt nước nhau nhằm mang lại sự mát mẻ, kèm theo nghi lễ cầu phúc từ các bậc trưởng bối, tưởng nhớ và thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên đã khuất. Sau này trong xã hội Thái Lan hiện đại có thêm một hoạt động nữa đó là Về thăm nhà trong những ngày Songkran. Nên ngày Songkran còn được xem là Ngày gia đình. Ngoài ra, còn có nghi lễ được lưu truyền từ xưa đến nay là “Tắm Phật” nhằm mang lại may mắn cho một năm mới tốt lành. Ngày nay, chính phủ Thái Lan quảng bá lễ hội này vì mục đích du lịch với tên gọi là Water Festival hay Lễ hội té nước. 

    Truyền thuyết ngày Songkran 

    Nguồn gốc của ngày Songkran bắt nguồn từ một sự tích được khắc lưu giữ ở chùa Phra Chettuphon Wimon Mangkhalaram rằng ở đầu thời kỳ phồn thịnh, có một vị phú gia vô cùng giàu có nhưng lại không có con nối dõi. Nhà ông ta nằm ở gần nhà của một tên bợm rượu, tên bợm rượu đó lại có 2 người con da dẻ sáng như vàng. Một ngày nọ tên bợm rượu vào trong nhà của đại phú gia và dùng lời lẽ rất thô tục để chửi mắng ông ta. Vị phú gia nghe thấy thì hỏi lại rằng

    “Tại sao ngươi lại dùng lời lẽ thô tục đó để mắng một đại phú gia như ta?”

    Tên bợm rượu nghe vậy liền trả lời 

    “Lão có tiền bạc vô số kể nhưng lại không có con cháu nối dõi. Khi lão chết đi, toàn bộ tài sản cũng sẽ tan thành mây khói, chẳng có ích lợi gì cả vì chẳng có ai thừa kế tài sản. Trong khi ta có 2 người con, không những vậy còn khôi ngô tuấn tú, nên ta ắt hẳn tốt hơn lão rồi.”

    Đại phú gia nghe thấy vậy cũng gật gù đồng ý nên cảm thấy vô cùng xấu hổ với tên bợm rượu, trong lòng tha thiết cũng muốn có con. Sau đó, ông ta đã đi làm lễ cầu thần mặt trời và mặt trăng ban cho đứa con. Nhưng đến 3 năm sau, ông ta cũng chưa được như ý. 

    Cầu xin thần mặt trời và mặt trăng mà vẫn không được như ý nguyện, đến một ngày khi vào mùa hạ (tháng 5) là khoảng thời gian gọi là Maha Songkran, là khoảng thời gian mà mặt trời dịch chuyển vào Cung Song Ngư, mọi người đua nhau ăn mừng ngày đầu năm mới. Lấy gạo vo trong nước 7 lần, nấu chín lên để cúng dưới cây thần và tổ chức những dàn nhạc múa hát nhộn nhịp để cầu có con cháu nối dõi. Thần cây đã rủ lòng thương mà bay cùng với Thần Indra đi cầu con cho đại phú gia.  

    Sau đó không lâu, thần Indra đã ban con cho đại phú gia. Hai vợ chồng đại phú gia bèn đặt tên cho con là Dhamma Kuman, rồi xây một lâu đài cho con trai ở dưới cây thần nằm bên bờ sông đó. Khi lớn lên, Dhamma Kuman biết cả tiếng chim và thuộc lòng Bộ kinh Phật khi chỉ mới 8 tuổi. Không những vậy còn trở thành vị thầy chuyên ban phước lành cho người dân ở Ấn Độ. Thần Tam Diện khi nghe được tin Thamma Kuman được con người kính nể, trọng vọng thì liền xuống thử tài bằng 3 câu hỏi: 

    1. Buổi sáng sự vĩ đại nằm ở đâu?

    2. Buổi trưa sự vĩ đại nằm ở đâu? 

    3. Buổi chiều sự vĩ đại nằm ở đâu? 

    Đồng thời Thần Tam Diện còn đưa ra điều kiện rằng, nếu Dhamma Kuman giải được 3 câu đố này thì sẽ tự chặt đầu dâng cho Kuman. Còn nếu không giải được, thì thần Tam Diện sẽ chặt đầu của Dhamma Kuman. Dhamma Kuman nhận lời, nhưng xin thời gian giải đáp trong 7 ngày nên Thần Tam Diện tạm thời bay về trời trước. 

    Về phía Dhamma Kuman dù đã suy nghĩ vắt óc mà đến ngày thứ 6 vẫn chưa thể giải đáp nổi. Dhamma Kuman nghĩ rằng chẳng lẽ ngày mai mình phải chấp nhận chết dưới tay của Thần Tam Diện rồi sao. Hay là trốn đi thì hơn. Nghĩ đến đó thì Dhamma Kuman liền xuống khỏi lâu đài của mình, ra nằm dưới gốc 2 cây đường thốt nốt. Đúng lúc đó có 2 vợ chồng chim diều hầu làm tổ trên cái cây đó đang nói chuyện với nhau. Diều hầu vợ hỏi chồng rằng “Ngày mai chúng ta nên đi kiếm mồi ở đâu đây?” Diều hâu chồng liền trả lời “Mai đúng 7 ngày Thần Tam Diện ra câu đố cho Dhamma Kuman, nhưng nếu ngài ấy không giải được thì Thần Tam Diện sẽ chặt đầu ngài ấy. Hai chúng ta sẽ được ăn thịt người, đó là thịt của ngài Dahma Kuman.” Diều hâu vợ liền hỏi lại “Chàng biết câu trả lời sao?” Diều hâu chồng trả lời có rồi kể cho vợ nghe từ đầu đến cuối rằng: 

    1. Buổi sáng sự vĩ đại nằm trên mặt, nên mọi người thường dùng nước rửa mặt.

    2. Buổi trưa sự vĩ đại nằm trên ngực, nên mọi người thường lấy nước và bột để thoa lên ngực.

    3. Buổi chiều sự vĩ đại nằm ở chân, nên mọi người thường lấy nước rửa chân. 

    Dhamma Kuman nằm dưới cây đường thốt nốt nghe thấy toàn bộ câu chuyện thì rất vui mừng, liền quay lại lâu đài của mình. Đến thời điểm tròn 7 ngày thách đố, Thần Tam Diện liền xuống đòi câu trả lời. Dhamma Kuman giải 3 câu đó theo như những gì mà 2 vợ chồng diều hâu nói. Thần Tam Diện chấp nhận đúng và chịu thua trước Dhamma Kumna nên cắt đầu mình theo như đã hứa. Nhưng trước khi cắt đầu, ngài đã gọi 7 người con gái của mình vốn đang là thê thiếp của thần Indra xuống căn dặn. 

    Khi cả 7 người con gái xuống đông đủ, Thần Tam Diện liền kể lại chuyện và căn dặn rằng, đầu của ta nếu để trên mặt đất thì sẽ rất nóng và sẽ gây cháy trên toàn địa giới. Nếu ném lên bầu trời thì sẽ gây ra khô hạn, cả 7 con hãy mang khay đến hứng đầu của Cha. Nói xong, Thần Tam Diện liền chặt đầu mình đưa cho người con gái cả là Nàng Thungsathewi. Toàn địa giới liền trở nên vô cùng xáo trộn vì khô nóng. 

    Khi nàng Thungsa Mahasongkran mang khay đến hứng lấy đầu của Thần Tam Diện thì liền trao cho Thần Bansat mang đi vòng quanh núi Tu-di 60 phút. Sau đó liền đặt vào trong hang Khanthuli, núi Krailat và làm nghi thức cúng kiến. Sau đó, thần Vishnu đã hóa thành một chiếc hòm thủy tinh được làm từ 7 loại thủy tinh, rồi trao cho các cô con gái của Thần Tam Diện mang đi rửa nước ở hồ Anodard 7 lần rồi mang đi cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Sau khi tròn thời gian 365 ngày thì các vị thần định mỗi năm sẽ có một ngày gọi là ngày Songkran. Cả 7 nàng con gái thay nhau mang đầu của Thần Tam Diện đi diễu hành, sau đó mang đặt lại chỗ cũ. Nên hàng năm, sẽ có một nàng Songkran thay nhau làm nhiệm vụ này vào ngày Songkran, khiến địa giới trở nên nóng hơn những thời điểm khác trong năm.  

    Các hoạt động trong ngày Songkran 

    • Làm phúc, dâng cơm cho nhà sư: đây được xem là nghi lễ để mang lại may mắn cho bản thân. Không những vậy còn mang ý nghĩa cúng cho người đã khuất. Hoạt động này thì thường phải chuẩn bị từ trước. Khi đến giờ thì mang đồ ăn đến chùa để dâng cơm cho nhà sư. Cùng ngày đó, sau khi dâng cơm xong sẽ đến một nghi thức nữa rất quan trọng đó là xây lâu đài cát. 
    • Rưới nước lên tay: Đây được xem là nghi thức chúc phúc cho nhau vào ngày đầu năm mới. Nước được dùng trong nghi thức rưới nước lên đầu này thường là nước thơm pha với nước thường. 
    • Nghi thức “tắm Phật”: Đây là nghi thức rưới nước lên tượng Phật ở nhà hoặc ở chùa. 
    • Nghi thức mời sư thầy về cúng tro cốt của người đã khuất 
    • Nghi thức rưới nước lên tay người lớn mà mình tôn trọng để cầu phúc như thầy cô, ba mẹ, cấp trên. Người lớn sẽ ngồi xuống, sau đó hậu bối sẽ dùng nước thơm pha với nước thường rưới lên tay người lớn. Người lớn sẽ ban phúc cho người rưới nước lên tay mình. 
    • Nghi thức người lớn dùng cành hoa nhúng vào nước thơm mà hậu bối mang tới tự vỗ lên đầu mình để hậu bối xin phúc từ người lớn. Người lớn ở đây có thể nhà sư, người lớn. Ngoài mục đích xin lỗi vì những gì mà hậu bối đã mạo phạm, còn có ý nghĩa cầu phúc năm mới từ người lớn. Những vật dụng cần thiết cho nghi thức này là quần áo, quả dừa, chuối, cành keo lá me, nến và hoa. 
    • Nghi thức thả chim, thả cá: để rửa tội lỗi mà mình đã gây ra. Đây là một nghi thức hóa rủi thành may, cầu mong hạnh phúc và sự bình thản trong ngày đầu năm. 
    • Nghi thức mang cát vào chùa: với mục đích cầu may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, tiền bạc vào nhiều như cát mang vào chùa. 

    Credit: sanook.com, wikipedia

    TIN LIÊN QUAN

    Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái
    03 THÁNG 11 Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái

    Pad Thái là một món ăn vô cùng hấp dẫn và gần gũi đối với các tín đồ du lịch.

    Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết
    03 THÁNG 11 Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết

    Bánh Khanom Thái là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Thái Lan

    Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan
    03 THÁNG 11 Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan

    Hãy đọc ngay bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu tất tần tật về lễ hội té nước Thái Lan và những nghi lễ trong ngày...

    Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan
    03 THÁNG 11 Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Tìm hiểu các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    https://zalo.me/2080037533114645779