Đám cưới theo phong tục truyền thống Thái Lan

Mục lục bài viết

    Nền văn hóa Thái Lan luôn mang lại sự hứng thú đặc biệt cho những ai quan tâm đến đất nước Xứ chùa Vàng. Trong đó, đám cưới theo phong tục truyền thống là một trong những nét đẹp mang đầy bản sắc riêng của Thái Lan. Hôm nay, hãy cùng Học tiếng Thái tìm hiểu về phong tục tuyệt vời này nhé. 

    Lễ rước dâu bằng mâm trầu cau: 

    Cũng giống như ở Việt Nam, đám cưới truyền thống của người Thái cũng bắt đầu bằng lễ rước dâu với mâm trầu cau. Trong tiếng Thái gọi là “ขันหมาก - Khanh Maak”. Trong lễ rước dâu gồm có “Mâm sính lễ vàng bạc và đồ ăn mặn ngọt” mà nhà trai mang đến nhà gái. Ở thời xưa, đám hỏi và đám cưới tổ chức vào hai ngày khác nhau nên phải tổ chức lễ rước dâu làm hai lần gồm “Lễ rước đám hỏi” và “Lễ rước đám cưới”. Nhưng ngày nay người Thái phần lớn tổ chức cả hai lễ vào cùng một ngày nên chỉ làm lễ rước một lần mà thôi. Lễ rước dâu sẽ bắt đầu vào giờ lành trong ngày, và có đoàn trống đi trước dẫn đường, theo sau là người của họ nhà trai cùng múa hát vui vẻ trên suốt đường đi sang nhà gái. Nhà gái sẽ thể hiện thiện chí bằng cách mang mâm trầu câu ra đón đoàn rước dâu. Mâm sính lễ sẽ chia làm hai loại: 

    Mâm sính lễ chính bao gồm: 

    • Mâm trầu cau: dùng để đựng trầu câu và các loại cây may mắn như đậu, mè, thóc, lá cây ngọc diệp...
    • Mâm sính lễ tiền vàng, đồ đám hỏi, mâm nhẫn đính hôn và mâm hương đèn. 

     

     

    Mâm sính lễ phụ bao gồm: 

    Đồ ăn mặn ngọt, thường được chuẩn bị hai phần giống nhau như là Mâm trứng luộc, Mâm thịt heo đặt trên lá chuối, Mâm chuối xiêm, Mâm dừa non, Mâm bánh cà ri cá, Mâm bún, Mâm các loại bánh Thái như Bánh Kong, Bánh Thong Aek, Bánh Saneh Jan, Bánh Jah Mong Kut, Bánh da lợn, Bánh bò Thái… Đây là những loại bánh có tên gọi may mắn. Ngoài ra, còn có cây chuối, cây mía được đào lên cả rể để cô dâu chú rể mang đi trồng trước nhà. Cây cối đâm chồi nảy lộc tượng trưng cho cuộc sống hôn nhau may mắn, suôn sẻ. 

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lễ chặn cửa: 

    Lễ chặn cửa sẽ được bắt đầu khi Đoàn rước dâu của nhà trai đến nhà của nhà gái. Họ hàng của nhà gái sẽ ra đứng chặn cửa bằng hình thức hai người đứng hai bên cầm tấm vải lụa hoặc dây chuyền vàng hoặc dây chuyền bạc làm thành cửa. Phần lớn người Thái sẽ làm 3 lớp cửa: 

    • Cửa đích
    • Cửa bạc
    • Cửa vàng 

    Nhưng đôi khi người Thái cũng có thể làm nhiều hơn 3 cửa. Điều này cũng không hề sai phong tục tập quán. Nhà trai muốn vượt qua 3 cửa này thì phải đọc tên cửa cho đúng. Đồng thời tặng phong bì tiền cho người chặn cửa. Phong tục đọc tên cửa chính là tín hiệu nhận biết ai là ai. Nhưng ngày nay việc chặn cửa chủ yếu hướng đến việc mặc cả phí qua cửa. Việc này chủ yếu là trêu chọc để tạo không khí vui vẻ mà thôi.  

    Lễ trao nhẫn

    Lễ trao nhẫn sẽ được thực hiện trước mặt người chứng kiến trong gia đình như bố mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết của hai bên nhà trai và nhà gái. Khi đến giờ lành, chú rể sẽ thực hiện việc trao nhẫn cho cô dâu. Sau đó cô dâu cũng sẽ trao nhẫn lại cho chú rể. 

     

    Lễ đính hôn: là nghi lễ nhằm thông báo cho mọi người được biết chàng trai và cô gái này sau này sẽ chung sống với nhau. Vào thời xưa, cha mẹ là người định đoạt hôn nhân cho con gái, vì vậy nghi lễ đính hôn nhằm để cho đôi nam nữ được tìm hiểu về tính cách của nhau, tạo sự thân thuộc và để chắc chắn trước khi cả hai làm đám cưới. Trong đó nhẫn cưới là biểu tượng của việc đính hôn. Nhưng thật ra thì không phải lúc nào cũng cần phải có nhẫn, mà có thể dùng dây chuyền hoặc vòng tay bằng vàng thay. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nhẫn vì đây là món đồ có giá trị mà hai bên có thể luôn mang theo bên mình được. 

    Lễ đếm sính lễ

    Theo phong tục tập quán của người Thái, nhà trai sẽ mang theo số sính lễ như đã thống nhất trước đó vào ngày dặm hỏi đến cho nhà gái. Nhưng ngày nay, người ta chủ yếu dùng tiền vàng và nhẫn làm đồ sính lễ. 

    Lễ đếm sính lễ sẽ được thực hiện trước mặt những người chứng kiến là bố mẹ, họ hàng thân thuộc của cả hai bên. Toàn bộ nghi thức sẽ được điều khiển bởi một “Bậc trưởng lão”. Đồ sính lễ sẽ được đặt lên một tấm vải đỏ. Sau đó, nhà gái sẽ đếm sính lễ theo nghi thức. Nhà trai sẽ đặt số sính lễ nhiều hơn như đã thống nhất, mang ý nghĩ rằng tiền bạc sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn nữa. Còn nhẫn cưới, chú rể sẽ mang cho cô dâu trước mặt những người chứng kiến. Sau đó, bậc trưởng lão cùng với bố mẹ của cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau rắc đậu xanh, bắp rang, hoa, phấn thơm… lên đồ sính lễ rồi trộn đều lên với nhau, sau đó gấp tấm khăn lại giống như tay nải. Rồi mẹ của cô dâu sẽ cầm tay nải sính lễ lên áp vào ngực rồi vác lên lưng, mang ý nghĩa là tiền bạc nhiều đến nỗi phải vác lên lưng, rồi mang đi cất. 

    (Bậc trưởng lão: là người lớn được nhà trai kính trọng và tin tưởng mời đến giúp thực hiện lễ đám hỏi và đám cưới). 

    Lễ rót nước thánh

    Lễ rót nước thánh được xem là nghi thức rất quan trọng trong lễ đám cưới truyền thống của người Thái. Vì theo phong tục của người Thái thì sau khi đã rót nước thánh rồi thì đôi nam nữ đó đã chính thức trở thành vợ chồng. Nhưng ngày nay cô dâu và chú rể phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì mới được xem là vợ chồng hợp pháp. 

    Việc rót nước thánh hay nghi thức rót nước thánh từ vỏ ốc xà cửa được bắt đầu từ việc bậc trưởng lão hoặc chủ tịch của buổi lễ dẫn cô dâu chú rể tới trước bàn thờ lạy Phật, rồi dẫn cả hai lên ngồi trên bộ bàn ghế được chuẩn bị để làm nghi thức rót nước thánh. Cô dâu sẽ ngồi bên trái, chú rể ngồi bên phải. Sau đó, chủ tịch của buổi lễ sẽ làm nghi thức đeo “Vòng may mắn” lên đầu cô dâu chú rể, làm nghi thức chấm trán, rồi rót nước thánh lên tay cô dâu chú rể cùng với lời chúc phúc cho cuộc sống lứa đôi suôn sẻ, hạnh phúc. Sau đó đến lượt bố mẹ và họ hàng của hai bên thực hiện nghi thức rót nước thánh và chúc chúc theo thứ tự lớn nhỏ trong dòng họ. 

     

     

     

    Lễ nhận lạy tạ 

    Trong lễ nhận lạy ta, cô dâu chú rể sẽ cầm mâm hương đèn và “tấm vải lạy tạ” bò đến lạy tạ bố mẹ. Đây được xem là nghi thức gửi gắm và thể hiện lòng kính trọng. Người lớn sẽ nhận lấy tấm vải và đáp lại bằng “phong bì thêm”. Trong phong bì thêm có thể là tiền vốn hoặc đồ vật có giá trị được trao cho cô dâu chú rể cùng với lời chúc phúc. Sau đó, cô dâu chú rể tiếp tục cầm tấm vải đi lạy tạ những người lớn khác theo thứ tự lớn nhỏ trong dòng họ. 

    Nhưng trong trường hợp địa điểm quá chật hẹp thì có thể để cô dâu chú rể ngồi một chỗ nào đó, rồi người lớn trong họ sẽ lần lượt bước đến nhận “Tấm vải lạy tạ”. Ở một số nơi, ngoài phong bì tiền, người lớn còn buộc “Chỉ thánh” vào cổ tay cô dâu chú rể đồng thời chúc phúc cho lứa đôi chung sống hạnh phúc. 

    Lễ trải chỗ ngủ - động phòng: 

    Lễ trải chỗ ngủ - động phòng là nghi thức cuối cùng trong đám cưới truyền thống kiểu Thái. Trong lễ trải chỗ ngủ sẽ mời hai vị trưởng lão cũng là vợ chồng chung sống với nhau đã lâu và có con cháu nối dõi tông đường đến thực hiện nghi lễ. Hai vị trưởng lão sẽ xếp chỗ ngủ, đặt những đồ vật trong nghi lễ lên giường bao gồm bí xanh, mèo khrao, cối giã thuốc, túi vàng và túi bạc ở trong đựng đậu xanh, mè đen, bắp rang, hoa bòng bòng, hoa bách nhật hoặc những loài hoa mang tên may mắn. Bậc trưởng lão sẽ rải đậu, mè và hoa lên giường rồi lên nằm trên giường. Đây gọi là “Giờ lành sắp xếp chăn gối”. Người nam sẽ nằm bên phải người nữ. Sau đó cả hai sẽ vờ ngủ một lát rồi thức dậy, nói chuyện với nhau bằng những chủ đề may mắn như “Chúc ngủ ngon, mơ thấy những giấc mơ đẹp”. Rồi cả hai ngồi dậy dắt tay cô dâu chú rể lên nằm trên giường, chúc chúc cho đôi vợ chồng trẻ bằng câu “Chúc hai con chung sống với nhau trọn đời đến đầu bạc răng long”. Cho lời khuyên về cách chung sống trong hôn nhân rồi mới đi ra khỏi phòng tân hôn. 

     

     

     

    Credit: weddingthai.net

    TIN LIÊN QUAN

    Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái
    03 THÁNG 11 Pad Thái: Nét tinh túy của ẩm thực Thái

    Pad Thái là một món ăn vô cùng hấp dẫn và gần gũi đối với các tín đồ du lịch.

    Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết
    03 THÁNG 11 Bánh Khanom Thái những điều bạn chưa biết

    Bánh Khanom Thái là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Thái Lan

    Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan
    03 THÁNG 11 Khám phá điểm đặc sắc của lễ hội té nước Thái Lan

    Hãy đọc ngay bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu tất tần tật về lễ hội té nước Thái Lan và những nghi lễ trong ngày...

    Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan
    03 THÁNG 11 Các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Tìm hiểu các vị vua Rama của Vương triều Chakri Thái Lan

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    https://zalo.me/2080037533114645779