Cách đọc dấu trong tiếng Thái
Cũng giống với tiếng Việt, tiếng Thái cũng là ngôn ngữ đơn lập, từ được tạo nên bằng cách ghép các ký tự phụ âm, nguyên âm và dấu lại với nhau. Do đó để nói được tiếng Thái, điều tiên quyết bắt buộc là bạn phải học bảng chữ cái phụ âm, nguyên âm và dấu thanh. Và sau khi đã làm quen với phụ âm và nguyên âm tiếng Thái, ta sẽ đến với dấu thanh. Dấu trong tiếng Thái cũng gần tương đồng với tiếng Việt ở cách phát âm nhưng bên cạnh đó vẫn có một số quy tắc riêng biệt. Trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các quy tắc đó!
Xem thêm: >> Bảng chữ cái tiếng Thái cho người mới bắt đầu
Xem thêm: >> Nguyên âm tiếng Thái cho người mới bắt đầu
Dấu trong tiếng Thái
Tiếng Thái là ngôn ngữ có thanh điệu. Thanh điệu được tạo nên từ các dấu thanh. Ví dụ như trong tiếng Việt có 6 thanh điệu được ghi bằng các dấu thanh đặt trên hoặc dưới nguyên âm chính: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng và không dấu. Tương tự các dấu trong tiếng Thái cũng sẽ tạo nên ngữ điệu của tiếng Thái. Những từ có cùng phụ âm và nguyên âm nếu thanh điệu khác nhau sẽ làm cho từ có nghĩa khác nhau.
Ví dụ như: ไข ไข่ ไข้
Ta có thể thấy ở 3 từ trên giống nhau là đều có phụ âm đầu là ข và nguyên âm ไ đứng trước, hay nói cách khác là có từ gốc ไข giống nhau. Khi thêm dấu vào 2 từ cuối đã khiến chúng có cách phát âm khác và có nghĩa mới khác nhau:
ไข /khẩy/: Làm sáng tỏ
ไข่ /khầy/: Trứng
ไข้ /khâ^y/: Sốt
Dấu trong tiếng Thái
Nếu tiếng Việt có 5 dấu và 6 thanh là thanh huyền ghi bằng dấu huyền (`), thanh ngã ghi bằng dấu ngã (~), thanh hỏi ghi bằng dấu hỏi (?), thanh sắc ghi bằng dấu sắc (‘), thanh nặng ghi bằng dấu nặng (.) và thanh ngang không dấu, thì các dấu và thanh trong tiếng Thái cũng khá tương tự với tiếng Việt bao gồm 4 dấu và 5 thanh đó là:
- Thanh thấp mái ệk ( ่), giống thanh huyền tiếng Việt
- Thanh cao mái tri ( ๊), giống thanh sắc tiếng Việt
- Thanh luyến xuống mái chặt-ta-wa ( ๋), giống thanh hỏi tiếng Việt
- Thanh bằng không dấu, giống thanh bằng tiếng Việt
- Thanh luyến lên mái thô ( ้)
Thanh luyến lên là thanh đặc biệt nhất trong các dấu trong tiếng Thái, tiếng Việt không có thanh này. Thanh luyến lên này sẽ có bậc phát âm cao hơn thanh cao và xuống giọng ở cuối, tạo nên nét uyển chuyển riêng biệt của tiếng Thái. Nhưng thay vào đó các dấu trong tiếng Thái không có thanh nặng như tiếng Việt, điều này gây khó khăn cho những người Thái muốn học tiếng Việt.
Các dấu và thanh trong tiếng Thái
Để dễ hình dung, sau đây là bảng hướng dẫn cách đọc dấu tiếng Thái
Thanh | Dấu | Cách đọc | Ví dụ |
Thanh bằng |
ไม้สามัญ /mái-sả:-manh/ (không dấu) |
Đọc ngang, mức âm thanh trung bình, ổn định |
กิน /kin/ ทอง /tho:ng/ ลืม /lư:m/ ยำ /yăm/ |
Thanh thấp |
ไม้เอก /mái-ệk/ ( ่) |
Đọc thấp nhất, mức âm thanh thấp xuyên suốt |
เก่ง /kề:ng/ ผ่า /phà:/ หนัก /nặk/ สุข /sụk/ |
Thanh luyến lên |
ไม้โท /mái-thô:/ ( ้) |
Bắc đầu âm vực cao, kết thúc chuyển cao độ sang âm vực thấp |
ใกล้ /klâ^y/ ข้า /kha:^/ ค่า /kha:^/ มาก /ma:^k/ |
Thanh cao |
ไม้ตรี /mái-tri:/ ( ๊) |
Đọc cao |
โต๊ะ /tố/ คิด /khít/ รัก /rắk/ น้อง /nó:ng/ |
Thanh luyến thấp |
ไม้จัตวา /mái-chạt-ta-wa/ ( ๋) |
Bắt đầu âm vực trầm, về cuối âm vực cao hơn |
แจ๋ว /chẻo/ ขวา /khwả:/ เหลือง /lưởng/ เขียว /khiểu/ |
Từ bảng trên có thể thấy dấu trong tiếng Thái không phải lúc nào cũng xuất hiện trong mỗi từ nhưng khi đọc lên thì mỗi từ tiến Thái đều có thanh điệu. Một số từ có dấu và thanh điệu trùng nhau, nhưng một số từ lại có dấu và thanh điệu không trùng nhau được quy định theo các quy tắc sau đây:
Có thanh điệu nhưng không có dấu gặp ở tất cả phụ âm thấp, trung, cao và đọc như nguyên tắc đọc của phụ âm đó như bảng dưới:
กา /ka:/ | มา /ma:/ | เดือน /dươn/ | Thanh bằng |
ขาด /khạ:t/ | จาก /chạ:k/ | หลบ /lộp/ | Thanh thấp |
คาด /kha:^t/ | แรก /re:^k/ | พูด /phú:t/ | Thanh luyến lên |
รับ /rắp/ | ชิด /chít/ | วัด /wát/ | Thanh cao |
สาว /sả:o/ | ขา /khả:/ | สวย /sủay/ | Thanh luyến xuống |
Dấu và thanh điệu trùng nhau gặp ở tất cả phụ âm thấp, trung, cao và đọc như nguyên tắc đọc của phụ âm đó như bảng sau:
ข่า /khà:/ | หมี่ /mì:/ | mái ệk ( ่) | thanh thấp |
ก้อง /ko:^ng/ | ป้า /pa:^/ | mái thô ( ้) | thanh luyến lên |
แก๊ส /ké:t/ | กั๊ก /kắk/ | mái tri ( ๊) | thanh cao |
จ๋า /chả:/ | เดี๋ยว /điểu/ | mái chặt-ta-wa ( ๋) | thanh luyến xuống |
Dấu và thanh điệu không trùng nhau chỉ gặp ở phụ âm thấp. Các phụ âm thấp khi có mái ệk ( ่) sẽ đọc thành thanh luyến lên, khi có mái thô ( ้) sẽ đọc thành thanh cao như ví dụ bảng dưới:
ว่า /wa:^/ | ค่า /kha:^/ | mái ệk ( ่) | Thanh luyến lên |
ฟ้า /fá:/ | ร้อน /ró:n/ | mái thô ( ้) | Thanh cao |
Sau khi đã làm quen với các dấu thanh tiếng Thái cũng như quy tắc đọc dấu tiếng Thái, để ôn lại kiến thức hãy cùng nhau tập đọc dấu tiếng Thái nhé!
Tập đọc dấu tiếng Thái
Hãy đọc và phân biệt dấu thanh tiếng Thái của các từ dưới đây:
Từ | Dấu | Thanh |
ผัว | không dấu | bằng |
เก้า | ||
แขง | ||
โทษ | ||
จ๊ะ | ||
ยาย | ||
ด่าน | ||
ตั๋ว | ||
ป๊า | ||
แจ้ง | ||
ซ้าย | ||
ม่วง | ||
ถุง |
Trên đây là toàn bộ kiến thức về dấu trong tiếng Thái. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người, đặc biệt là những ai yêu thích tiếng Thái và mong muốn học tiếng Thái. Và nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng Thái, đừng ngần ngại hãy nhấc máy gọi ngay đến số 1900 7060 để được tư vấn những khóa học tiếng Thái từ Phuong Nam Education nhé!
Tags: dấu trong tiếng Thái, các dấu trong tiếng Thái, dấu và thanh trong tiếng Thái, cách đọc dấu trong tiếng Thái, tập đọc dấu tiếng Thái, học tiếng Thái, trung tâm học tiếng Thái, học tiếng Thái cho người mới bắt đầu
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Ngôn ngữ Thái Lan được dựa trên một bảng chữ cái âm vị gồm 44 phụ âm và mười lăm nguyên âm. Loại thứ hai được sắp xếp thành khoảng 32 hỗn hợp...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp